Cách chọn đề tài và làm bài IA
giasuib.com – Nhiều học sinh đã dành không ít thời gian để thực hiện bài IA (Internal Assessment) nhưng kết quả vẫn không như mong đợi. Vậy cách chọn đề tài và làm bài IA như thế nào để tiết kiệm công sức và hiệu quả cao?
Bài viết liên quan:
-
Cách luyện giải đề IB Economics past papers
-
Luyện thi IB với IB preparation classes
-
Làm sao để tìm giáo trình IB Physics phù hợp?
Tại sao bài IA không hiệu quả?
- Không đặt ra cho bản thân mục tiêu và kế hoạch hoàn thành: Mặc dù bạn dành nhiều thời gian để tìm đề tài và làm bài nhưng thời gian đó bạn không thật sự tập trung và chú tâm, cứ như vậy bạn mất thời gian đến thời hạn nộp bài vẫn chưa tìm được đề tài ưng ý.
- Có quá nhiều đề tài hay vấn đề muốn thực hiện nên không biết chọn sao: Có nhiều bạn chưa xác định được sở thích, điểm mạnh của bản thân mà các chủ đề thì vô cùng rộng, vì vậy nhiều bạn vẫn loay hoay với đề tài IA.
- Đã chọn được đề tài nhưng khi thực hiện thì không khả thi: Cũng không ít bạn gặp phải vấn đề này khi đã chọn được đề tài nhưng khi thực hiện thì tài liệu tham khảo không nhiều, ứng dụng không phù hợp, hoặc quá khó vượt quá khả năng thực hiện của bạn.
- Tiêu chí của bài IA cao: Đối với bài IA, thường học sinh phải tìm những đề tài mới mẻ, ít hoặc chưa có ai thực hiện, tính thực tiễn cao, càng có sự đóng góp cho thực tế thì bài IA càng được đánh giá cao, và đây cũng là một trong những khó khăn mà bạn gặp phải khi tìm cách chọn đề tài và làm bài IA.
Xem thêm: Toán bằng tiếng Anh
Cách chọn đề tài và làm bài IA
- Bắt đầu thực hiện sớm
Bất kỳ đề tài nào cũng cần thời gian: lập kế hoạch, nghiên cứu, thử nghiệm… Vì vậy, khi bắt tay sớm vào việc chọn và làm IA, bạn sẽ có đủ thời gian thực hiện cũng như thay đổi, chỉnh sửa và bài IA của bạn sẽ chất lượng hơn.
- Xác định chủ đề mà bạn quan tâm
Đây là quyết định đầu tiên và có lẽ cũng là quan trọng nhất đối với IA. Lựa chọn chủ đề của bạn có thể làm hỏng hoặc phá vỡ bài của bạn, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn dành nhiều thời gian để tập trung và suy nghĩ kỹ càng.
Bạn có thể xem qua giáo trình xem có điều gì bạn đã học trong lớp mà bạn cảm thấy thú vị, tò mò, hứng thú và muốn tìm hiểu thêm hoặc một chủ đề có liên quan và có ý nghĩa với bản thân bạn. Cố gắng tìm các chủ đề đơn giản để xử lý tốt hơn và dễ đạt điểm cao hơn.
Xem thêm: Chiến lược luyện thi và làm bài SAT điểm cao
- Tìm hiểu kỹ các tiêu chí của IA
- Tính khoa học: Bạn cần có các cơ sở lý luận vững chắc cho đề tài (xây dựng giả thuyết, mô hình, giải thích kết quả, đề xuất giải pháp…) để đảm bảo sự logic, khoa học và thuyết phục.
- Tính mới mẻ: Với những đề tài mà bạn là người đầu tiên thực hiện, bạn thường sẽ được đánh giá cao vì giá trị mà đề tài mới mang lại nhiều hơn những đề tài cũ. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tìm ra các phương pháp nghiên cứu, công cụ hay kỹ thuật mới để đánh giá và thử nghiệm.
- Tính khả thi: Để tránh lãng phí thời gian vì đề tài khó thực hiện được, bạn cần tránh những đề tài mà bạn không thể tiếp cận được cơ sở lý luận và nguồn dữ liệu. Ví dụ đối với môn Kinh tế, bạn cần số liệu cụ thể để tăng thuyết phục, nếu như bạn không thể có những số liệu đó thì tính khả thi của đề tài sẽ rất thấp. Còn với những môn cần thí nghiệm như Vật lý hay Hóa học, bạn cần thử nghiệm nhiều lần và ghi lại các dữ liệu sau mỗi lần thử để so sánh, đối chiếu và tìm ra phương án tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần tham khảo thêm ý kiến của giáo viên trong quá trình thực hiện để tránh phí công sức vào một đề tài không khả thi.
- Tính hấp dẫn: Để tạo hứng thú cho người đánh giá bài IA, bạn phải thích thú với đề tài của mình, có như vậy thì bạn mới phát huy tối đa khả năng để hoàn thành đề tài một cách chất lượng và hấp dẫn nhất.
- Sử dụng các trích dẫn
Khi tham khảo bất kỳ tài liệu nào, bạn bắt gặp một ý kiến hay và muốn sử dụng cho bài IA, bạn hãy mạnh dạn trích dẫn để tăng thêm sự sinh động cho bài làm nhưng đừng quên ghi rõ nguồn thông tin để không phải chịu hình phạt vì đạo văn.
Xem thêm: Khoa học bằng tiếng Anh
giasuib.com – Nơi chia sẻ kinh nghiệm học tập các chương trình quốc tế phổ biến trên toàn thế giới như IB, AP, A-level, IGCSE, GED… Mọi thắc mắc xin liên hệ trực tiếp, qua email hoặc hotline để được tư vấn miễn phí.